Tổng quan Kinh tế Ý

Dữ liệu

Bảng sau đây cho thấy các chỉ tiêu kinh tế chính trong giai đoạn 1980–2020. Lạm phát dưới 2% có màu xanh lục.[75]

NămGDP
(tỷ Euro)
GDP bình quân
(Euro)
Tốc độ tăng trưởng GDP
(thực tế)
Tỷ lệ lạm phát
(%)
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
Nợ chính phủ
(% GDP)
1980213,03.7773,4%21,8%7,4%n/a
1981255,24.5170,8%19,5%7,6%n/a
1982301,25.3280,4%16,5%8,3%n/a
1983350,76.2001,2%14,7%7,4%n/a
1984400,97.0883,2%10,7%7,8%n/a
1985450,07.9522,8%9,0%8,2%n/a
1986497,58.7902,9%5,8%8,9%n/a
1987544,29.6173,2%4,7%9,6%n/a
1988604,810.6834,2%5,1%9,7%93,0%
1989664,011.7213,4%6,2%9,7%95,5%
1990722,812.7492,1%6,4%8,9%98,8%
1991789,613.9151,5%6,2%8,5%102,3%
1992830,914.6360,8%5,0%8,8%109,7%
1993855,915.062−0,9%4,5%9,8%120,5%
1994905,215.9262,2%4,2%10,6%127,1%
1995985,017.3282,3%5,4%11,1%116,9%
19961.043,118.3501,3%4,0%11,2%116,3%
19971.089,919.1621,8%1,8%11,2%113,8%
19981.135,519.9541,6%2,0%11,3%110,8%
19991.171,920.5931,6%1,7%10,9%109,7%
20001.239,321.7713,7%2,6%10,1%105,1%
20011.298,922.8031,7%2,3%9,1%104,7%
20021.345,823.6100,2%2,6%8,6%101,9%
20031.390,724.3130,2%2,8%8,5%100,5%
20041.448,425.1341,6%2,3%8,0%100,0%
20051.489,725.6561,0%2,2%7,7%101,9%
20061.548,526.5532,0%2,2%6,8%102,6%
20071.609,627.4951,5%2,0%6,1%99,8%
20081.632,227.647−1,1%3,5%6,7%102,4%
20091.572,926.457−5,5%0,7%7,7%112,5%
20101.604,526.8731,7%1,6%8,3%115,4%
20111.637,527.3130,6%2,9%8,4%116,5%
20121.613,326.813−2,8%3,3%10,7%123,4%
20131.604,626.518−1,7%1,2%12,1%129,0%
20141.621,926.6820,1%0,1%12,6%131,8%
20151.652,127.1740,9%0,1%11,9%131,6%
20161.689,827.8551,1%−0,1%11,7%131,4%
20171.727,328.5101,5%1,3%11,3%131,4%
2018[76]1.757,029.0490,9%1,2%10,6%132,2%
2019[77]1.771,529.1660,1%0,7%10,7%133,4%
2020[78] −9,6% 0,2% 12,7% 159,8%
2021[79]

Các công ty

Năng suất lao động của Ý năm 2015 theo OECD[80]

Trong số 500 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới theo doanh thu được xếp hạng bởi Fortune Global 500 vào năm 2016, 9 công ty có trụ sở tại Ý.[81]

Xếp hạng (toàn cầu)Xếp hạng (Ý)Công tyNơi đặt trụ sởdoanh thu (tỷ Euro)Lợi nhuận (Tỷ Euro)Tổng số nhân viên (toàn cầu)Lĩnh vực hoạt động chính
191FiatTorino152,60,83225.587Ô tô
492Generali GroupTrieste102,62,2574.000Bảo hiểm
653EniRoma93,01,33[82]80.911Dầu khí
784EnelRoma83,92,4462.080Tiện ích điện
2245Intesa SanpaoloTorino42,23,0490.807Ngân hàng
3006UniCreditMilan34,61,88117.659Ngân hàng
3057Poste italianeRoma34,10,61142.268Dịch vụ bưu chính
4048Telecom ItaliaMilan26,60,44[83]66.025Viễn thông
4919UnipolBologna21,50,3014.223Bảo hiểm

Số liệu là của năm 2016. Những số liệu in nghiêng là số liệu của quý 3 năm 2017

Mức độ giàu có

Leonardo Del Vecchio.

Ý có hơn 1,4 triệu người sở hữu giá trị tài sản ròng lớn hơn 1 triệu đô la, tổng tài sản quốc gia là 11,857 nghìn tỷ đô la và là quốc gia có số tài sản ròng tích lũy lớn thứ 5 trên toàn cầu (chiếm 4,92% tổng số tài sản ròng thế giới).[84] Theo Sách dữ liệu về tài sản toàn cầu năm 2013 của Credit Suisse, giá trị tài sản trung bình mà một người trưởng thành sỡ hữu là 138.653 đô la (xếp thứ 5 trên thế giới),[84] trong khi theo Báo cáo tài sản toàn cầu của Allianz năm 2013, tài sản ròng trên đầu người của Ý là 45.770 euro (thứ 13 trên thế giới).[85]

Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú giàu nhất của Ý dựa trên đánh giá hàng năm về sự giàu có và số lượng tài sản nắm giữ do Forbes tổng hợp và công bố vào năm 2017.[86]

Xếp hạng (toàn cầu)Xếp hạng (Ý)TênGiá trị tài sản ròng nắm giữ (tỷ Đô la)Nguồn thu nhập chínhLĩnh vực hoạt động chính
291Gia đình nhà Ferrero25,2Ferrero SpAThực phẩm
502Leonardo Del Vecchio17,9LuxotticaMắt kính
803Stefano Pessina13,9Walgreens BootsBán lẻ dược phẩm
1334Massimiliana Landini Aleotti9,5MenariniDược phẩm
1995Silvio Berlusconi7,0FininvestDịch vụ tài chính
2156Giorgio Armani6,6ArmaniFashion
2507Augusto & Giorgio Perfetti5,8Perfetti Van MelleChế biến mứt kẹo
3858Paolo & Gianfelice Rocca3,4TechintTập đoàn
4749Giuseppe De'Longhi3,8DeLonghiĐồ gia dụng kích cỡ nhỏ
60310Patrizio Bertelli3,3PradaThời trang

Số liệu theo vùng

Bản đồ về số liệu GDP bình quân đầu người từng vùng của Ý.
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2015 ở Ý (số liệu năm 2015)[87][88]
Xếp hạngVùngGDP
(triệu Euro)
 % GDP toàn quốcBình quân đầu người
(Euro)
 Ý&00000000000000016450001,645,439100.00&000000000000002704500027,045
1 Lombardia&0000000000000357199999357,20021,71&000000000000003588499935,885
2 Lazio&0000000000000192641999192,64211,09&000000000000003096699930,967
3 Veneto&0000000000000151633999151,6349,21&000000000000003084300030,843
4 Emilia-Romagna&0000000000000149525000149,5259,08&000000000000003355799933,558
5 Piedmont&0000000000000127364999127,3657,74&000000000000002887000028,870
6 Toscana&0000000000000110331999110,3326,70&000000000000002944600029,446
7 Campania&0000000000000100543999100,5446,11&000000000000001718700017,187
8 Sicilia&000000000000008738299987,3835,31&000000000000001706800017,068
9 Apulia&000000000000007213500072,1354,38&000000000000001716600017,166
10 Liguria&000000000000004766299947,6632,90&000000000000003043799930,438
11 Marche&000000000000004059300040,5932,47&000000000000002597100025,971
12 Trentino-Nam Tirol&000000000000004009599940,0962,44&000000000000003781300037,813
13 Friuli-Venezia Giulia&000000000000003566899935,6692,17&000000000000002914699929,147
14 Calabria&000000000000003279500032,7951,99&000000000000001646699916,467
15 Abruzzo&000000000000003259199932,5921,98&000000000000002416000024,160
16 Sardegna&000000000000003248100032,4811,97&000000000000001930600019,306
17 Umbria&000000000000002143799921,4381,30&000000000000002373499923,735
18 Basilicata&000000000000001144899911,4490,69&000000000000001947299919,473
19 Molise&00000000000000060419996,0420,36&000000000000001889099918,891
20 Aosta Valley&00000000000000043739994,3740,27&000000000000003430100034,301

Sự chênh lệch giàu nghèo giữa Bắc-Nam

Ngay từ khi nước Ý thống nhất vào năm 1861, sự phân hóa về mặt kinh tế đã sớm tồn tại và ngày một gia tăng giữa các tỉnh phía bắc và nửa khu vực ở phía nam. Khoảng cách này chủ yếu gây ra bởi các chính sách dành riêng cho từng khu vực được lựa chọn bởi người Piedmont, sở dĩ có điều này là do họ là những người thống trị các chính phủ hậu thống nhất đầu tiên.[89] Bằng chứng chính là cuộc cải cách theo chủ nghĩa bảo hộ năm 1887, cuộc cải cách này thay vì bảo vệ các ngành trồng trọt hiện diện chủ yếu ở miền Nam đất nước đang bị đè bẹp bởi sự sụt giá nông sản những năm 1880, đã bảo hộ ngành chăn nuôi, trồng lúa mì ở Thung lũng Po; đồng thời những ngành sản xuất và dệt may ở miền Bắc đã sống sót trong giai đoạn khó khăn này nhờ sự can thiệp của nhà nước.[90] Trên thực tế, vùng Po Valley thống trị việc phân bổ các hợp đồng quần áo quân sự, trong khi các tỉnh thuộc miền Bắc được độc quyền giấy phép khai thác than và các hợp đồng công cộng.[91] Một logic tương tự đó là hướng đến việc phân bổ sự độc quyền trong các lĩnh vực chế tạo tàu hơi nước và hàng hải, và hơn hết là chi tiêu công trong lĩnh vực đường sắt, chiếm 53% trong tổng số các ngành năm 1861-1911 đến hai khu vực kể trên.[92] Tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa Bắc-Nam tiếp tục trở lên tồi tệ hơn khi mà các nguồn lực cần thiết để tài trợ cho nỗ lực chi tiêu công này có được thông qua việc áp thuế tài sản đất đai rất mất cân đối giữa hai vùng, điều này đã ảnh hưởng đến nguồn tiết kiệm chủ yếu dành cho đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mà không có hệ thống ngân hàng phát triển.[93] Nói một cách rõ ràng hơn thì cuộc cải cách năm 1864 đã ấn định doanh thu mục tiêu là 125 triệu sẽ được lấy từ 9 quận trên cả nước tồn tại như các tiểu bang đơn nhất thời bấy giờ.[94] Do chính phủ không có khả năng ước tính khả năng sinh lợi đến từ đất đai mà chủ yếu là do sự khác biệt lớn giữa các cơ quan quản lý khu vực cho nên chính sách này đã gây ra sự khác biệt lớn về nguồn thu giữa 2 vùng Bắc-Nam.[94] Để minh họa rõ hơn cho vấn đề này, Nhà nước Giáo hoàng trước đây (Trung Ý ngày nay) sẽ phải nộp 10% doanh thu đến từ tài sản sản đất đai, trong khi đối với Vương quốc Hai Sicilia cũ (Nam Ý ngày nay) sẽ là 40% và nhà nước còn lại, Vương quốc Sardegna cũ (Bắc Ý ngày nay) là 21%.[94] Để giảm bớt gánh nặng này, một khoản phụ phí 20% đã được thêm vào năm 1868.[94]

Cuộc cải cách địa chính vào năm 1886 đã mở đường cho các chính sách bình đẳng hơn và sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, sự hài hòa về thuế suất đã được ban bố thế nhưng những tác động mang tính kinh niên trước đây khiến tình hình chênh lệch giữa hai vùng Nam-Bắc là không thể xóa nhòa vào thời điểm đó. Trong khi một khu vực sản xuất phát triển mạnh mẽ thực sự đã được hình thành ở miền Bắc thì sự đan xen giữa việc chi tiêu công thấp và thuế suất cao đã siết chặt nguồn vốn đầu tư chảy vào miền Nam đến mức ngành công nghiệp địa phương và nông nghiệp hướng tới xuất khẩu bị xóa sổ.[95] Hơn nữa, việc khai thác nguồn tài nguyên của khu vực phía Nam quá mức đã phá hủy mối quan hệ giữa nhà nước trung ương và người dân ở miền Nam đã mở đầu cho cuộc nội chiến đầu tiên có tên là Brigandage, cuộc nội chiến này đã khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng vào năm 1864, buộc vương quốc phía Nam phải thực hiện quân sự hóa và sau đó là sự di cư ồ ạt từ năm 1892 đến năm 1921.[96]

Sau sự trỗi dậy của Benito Mussolini, Cesare Mori - người được mệnh danh là "Prefetto di Ferro" đã phần nào đánh bại các tổ chức tội phạm vốn đã hùng mạnh và đang phát triển mạnh mẽ ở miền Nam. Tư tưởng phát xít nhằm thành lập Đế quốc Ý đã biến các cảng biển ở miền Nam nước Ý trở thành vị trí chiến lược đối với mọi hoạt động thương mại đến các nước thuộc địa. Sau chiến dịch xâm lược miền Nam nước Ý, quân Đồng minh đã khôi phục quyền lực của các gia đình mafia từng bị tiêu diệt trong thời kỳ Phát xít nhằm sử dụng tầm ảnh hưởng của chúng để duy trì trật tự công cộng.[97]

Vào những năm 1950, một chính sách mang tên Cassa per il Mezzogiorno đã được thiết lập bởi chính phủ nhằm giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa miền Nam theo hai cách: thứ nhất là thông qua cải cách ruộng đất để tạo ra 120.000 tiểu điền mới và thứ hai là thông qua "Chiến lược Cực tăng trưởng" mà theo đó 60% tất cả các khoản đầu tư của chính phủ sẽ được dành cho miền Nam, nhờ vậy có thể thúc đẩy nền kinh tế khu vực bằng cách thu hút vốn đầu tư mới và các doanh nghiệp địa phương để cung cấp thêm việc làm. Tuy nhiên, phần lớn các mục tiêu kể trên đều bất thành, và kết quả là miền Nam ngày càng trở nên bao cấp và phụ thuộc vào nhà nước, không có khả năng tự tạo ra tăng trưởng cho khu vực tư nhân.[98]

Cho đến ngày nay, sự chênh lệch giữa các khu vực hai miền vẫn tồn tại. Các vấn đề kinh niên chưa thể giải quyết ở miền Nam nước Ý là tham nhũng chính trị đang lan rộng, các băng nhóm tội phạm có tổ chức vẫn còn hiện diện ở nhiều nơi tỷ lệ thất nghiệp rất cao.[99] Năm 2007, người ta ước tính rằng khoảng 80% doanh nghiệp ở hai thành phố CataniaPalermo thuộc đảo Sicilia phải trả tiền bảo kê mới có thể hoạt động;[100] nhờ có phong trào chống nộp thuế cho mafia Addiopizzo, mũi súng của các mafia trên vùng đảo này đang dần dần mất đi sức mạnh.[101][102] Bộ Nội vụ Ý báo cáo rằng số lợi nhuận mà các băng nhóm tội phạm có tổ chức ở Ý thu được hàng năm được ước tính lên đến 13 tỷ Euro.[103]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Ý http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://markets.businessinsider.com/news/stocks/Tel... http://www.decanter.com/news/wine-news/529822/ital... http://www.economist.com/media/pdf/QUALITY_OF_LIFE... http://www.enel.com/en-GB/group/production/nuclear... http://fortune.com/global500/2016/visualizations/ http://www.ft.com/intl/cms/s/0/7756acd4-1cdf-11e0-...